Mua điện thoại Asus cũ
Kinh nghiệm chọn mua điện thoại Asus cũ
1. Hãy lựa chọn nhiều phương án
Một sự thật đáng buồn là hầu hết khách hàng đều quyết định mua kể cả những chiếc điện thoại đó có những điểm không ổn. Và lý do khiến người mua thường "nhắm mắt đưa chân" ngay cả khi biết rằng sản phẩm mình sẽ mua có nguy cơ rất cao đó là vì họ chỉ có duy nhất 1 máy đó trong danh sách dự định. Tâm lý háo hức, chờ đợi và tiền cầm trong tay khiến rất nhiều người "chặc lưỡi" bỏ qua các khuyết điểm của chiếc điện thoại đang được rao bán rồi "rước" ngay nó về mặc dù bản thân họ cũng chưa thật ưng ý về nó.
Vì vậy kinh nghiệm đầu tiên là hãy chọn lựa 1 vài phương án khác nhau để bạn có thể có được "động lực" để nói "Không" với 1 sản phẩm khiếm khuyết để đi tìm 1 thiết bị ưng ý hơn. Và cũng đừng ngại "lùng sục" cho bằng được để tìm được sản phẩm như ý vì dù là đồ 2nd, 1 chiếc smartphone vẫn sẽ bắt bạn phải chi ra nhiều triệu đồng và nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ "tiền mất tật mang". Cứ xác định tinh thần là bạn chỉ đi "xem máy" nếu ổn thì mua còn không thì đi tìm máy khác.
2. Không tham rẻ
Dù là điện thoại cũ, thì một chiếc điện thoại Asus cũ vẫn sẽ có cái giá nhất định, đừng bao giờ tin vào những cái giá "rẻ giật mình" để rồi phải ăn quả đắng. Hãy hiểu rằng chủ máy trước cũng là một người muốn bán chiếc điện thoại cũ với giá cao hết mức có thể, vì vậy nếu bạn gặp 1 chiếc Asus có giá quá rẻ thì hãy đề cao cảnh giác. Cũng có thể đây là 1 món hời nhưng xác xuất đây là 1 sản phẩm có khuyết tật hoặc "hàng dựng" còn cao hơn rất nhiều. Và để cho an toàn, tốt nhất hãy tránh xa các sản phẩm có giá rẻ đến mức "đáng ngờ".
Thực tế là thị trường đồ secondhand không bao giờ có 1 mức giá cố định và giá bán của máy phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của máy. Và để có thể mường tượng được 1 mức giá hợp lý cho dòng sản phẩm mà bạn định mua, hãy vận dụng Google, bạn sẽ thấy rất nhiều topic rao bán điện thoại cũvới model mà bạn quan tâm, dạo qua 1 vài kết quả và bạn sẽ có được 1 mặt bằng tương đối về mức giá của máy cũ. Và cũng nên chú ý rằng các kết quả đã quá cũ sẽ không phản ánh mặt bằng giá hiện tại của sản phẩm vì thế hãy chọn những kết quả gần với hiện tại nhất có thể.
3. Điều tra về người bán
Khi đã tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, việc tìm kiếm số điện thoại, nick chat, email của người rao bán trên Google để tìm hiểu thêm về anh ta cũng là 1 ý tưởng không tồi. Một người bán điện thoại cũ chuyên nghiệp và có uy tín sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Ngược lại, những ai có tiếng xấu về việc giao dịch, chất lượng sản phẩm rất có thể sẽ để lại dấu vết trên các diễn đàn rao vặt, mua bán.
4. Kiểm tra hình thức của máy
Có lẽ khi xem máy thì điều quan trọng nhất là việc kiểm tra hình thức bề ngoài của máy. Hình thức bề ngoài có thể nói cho bạn biết rất nhiều về cách người chủ trước sử dụng máy, thậm chí là cả việc anh ta đã dùng nó trong bao lâu, có hỏng hóc gì hay không. Rất nhiều người khi chọn mua smartphone chú ý kỹ càng đến màn hình của máy xem có bị xước hay không, nếu màn hình không xước xát thì họ coi đó là máy mới.
Sự thực là nếu người chủ trước sử dụng miếng dán màn hình thì màn hình của máy sẽ bóng bẩy không tì vết tới tận khi máy được đưa ra... bãi rác, bên cạnh đó một vài vết xước nhỏ trên màn hình cảm ứng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của máy.
Vị trí đầu tiên mà bạn cần xem khi chọn mua máy cũ là các đầu... ốc vít của máy. Tất cả các dấu hiệu như đầu vít bị xước xát nghiêm trọng, bị toét hoặc con vít khác màu , sai chủng loại đều là dấu hiệu cho thấy máy từng bị cạy mở.
Bên cạnh đó, hầu hết smartphone đều có 1 tem void rất nhỏ đặt trên đầu ốc. Các tem này là cơ sở để hãng xác định máy đã bị cạy mở hay chưa khi máy đem ra bảo hành, nếu thiếu các tem void này rất có thể chiếc smartphone đó đã bị cạy mở không theo chỉ định của hãng sản xuất.
Lý do 1 chiếc smartphone bị cạy mở thì rất nhiều, nhưng không có 1 lý do nào là tốt đẹp: Có thể máy bị lỗi phần cứng phải mở ra để sửa chữa, hoặc tệ hơn là máy đó là "hàng dựng" đã bị thay linh kiện. Trong trường hợp phát hiện ra dấu hiệu cạy mở, hãy hỏi han người bán về lý do mở máy, nếu câu trả lời thiếu thuyết phục thì lời khuyên của tôi là hãy đi tìm 1 sản phẩm khác. Tất nhiên những dấu hiệu này đều có thể bị làm giả hoặc không nhận ra được nếu bạn chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên đây vẫn là 1 dấu hiệu nhận biết rất hữu hiệu về tình trạng hiện tại của máy.
Bên cạnh màn hình, điểm thứ 2 mà nhiều người "săm soi" rất kĩ khi chọn mua điện thoại là các vết móp, sứt sẹo trên thân máy. Các vết này hầu hết là hậu quả của những lần để rơi máy. Tuy nhiên các vết móp, xước kiểu này lại không ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của máy như bạn tưởng. Các cú rơi thường gây hậu quả rất trực tiếp và dễ nhận biết trên thân máy nhưng không ảnh hưởng nhiều về lâu về dài, vì vậy nếu máy ở thời điểm bạn kiểm tra vẫn hoạt động bình thường tức là các lần rơi đó không làm ảnh hưởng quá nhiều tới phần cứng của máy.
Dù vậy bạn có thể sử dụng những vết xước, móp này để "nài" người bán giảm giá đôi chút vì chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hình thức của máy. Và dĩ nhiên nếu máy chi chít sứt sẹo chứng tỏ người dùng trước rất bất cẩn, và trong trường hợp đó tôi khuyên bạn nên thận trọng vì 1 người đánh rơi điện thoại nhiều lần thì máy sẽ rất dễ gặp nhiều vấn đề khác bên cạnh nhưng cú rơi như... đập mẹt.
Và điểm cuối cùng bạn cần kiểm tra là cảm biến độ ẩm của máy. Hầu hết điện thoại di động, cả dumbphone và smartphone đều được trang bị 1 miếng chỉ thị màu nhạy nước. Nguyên tắc hoạt động của miếng chỉ thị này khá đơn giản: nó sẽ đổi màu khi tiếp xúc với 1 lượng nước (hoặc hơi nước) nhất định. Miếng chỉ thị này là căn cứ để hãng sản xuất từ chối bảo hành khi máy bị rơi vào nước.
Mỗi model có vị trí bố trí miếng chỉ thị màu này khác nhau, và các smartphone chạy Android, iPhone thường bố trí nó ở trong giắc cắm tai nghe hoặc cổng sạc. Để biết vị trí của miếng chỉ thị màu này hãy Google với từ khóa Moisture indicator (model máy).
Và bạn cũng nên kiểm tra miếng chỉ thị màu này trước khi quyết định mua. Mặc dù nếu miếng chỉ thị bị đổi màu, không nhất thiết là máy đã bị rơi vào nước mà còn có thể do tay người sử dụng trước quá nhiều mồ hôi hoặc máy từng bị sử dụng trong môi trường nhiều hơi nước. Tuy nhiên việc miếng chỉ thị bị đổi màu sẽ khiến máy không còn hiệu lực bảo hành chính hãng và bên cạnh đó chứng tỏ máy cũng từng phải tiếp xúc với nhiều hơi ẩm, 1 điều rất nguy hại với các linh kiện điện tử.
5. Nguyên hộp không quan trọng
Rất nhiều người không chịu mua máy khi không có hộp "trùng IMEI". Sự thực thì hộp của máy 2nd không thực sự quan trọng và cũng rất hiếm trường hợp chủ cũ của máy còn giữ được nguyên hộp và phụ kiện chính hãng. Vì vậy bạn cũng không nên đặt quá nặng vấn đề hộp của máy. Tất nhiên nếu chủ máy còn giữ được hộp là điều rất tốt, còn nếu không thì hãy tập trung vào kiểm tra máy thay vì quá khắt khe về chuyện hộp và phụ kiện.
6. Kiểm tra bảo hành và phần mềm
Serial của máy tốt nhất bạn hãy xem trong phần setting chứ không nên nhìn trên vỏ hộp. Các thông tin này phần nào cho chúng ta biết được thời hạn bảo hành và thời gian sử dụng từ khi máy được kích hoạt.
Bên cạnh đó 1 số smartphone dòng Windows Mobile có ghi lại thời gian nghe gọi của máy, thông số này không thể reset được và sẽ tồn tại xuyên suốt đời máy, kiểm tra thông tin này sẽ giúp bạn biết được thời gian mà chủ cũ đã dùng máy, tính năng này đặc biệt hữu ích với những máy mà chủ cũ rao bán là máy "dùng lướt".
Các smartphone chạy Android hoặc WinMo nếu ở trong tình trạng ROM custom hoặc đã root khi bạn kiểm tra đồng nghĩa với việc máy không còn bảo hành chính hãng vì tất cả các hãng sản xuất đều từ chối bảo hành các máy đã can thiệp phần mềm, tất nhiên bạn có thể đảo ngược các quy trình này và "đánh lừa" hãng sản xuất rằng máy chưa được root, jailbreak nhưng đây cũng là 1 điểm cần lưu ý khi chọn mua máy cũ.
Cũng không nên quá tin tưởng vào các cam kết "bao test 1 tuần" hoặc bảo hành 1 tháng của các bên bán đồ cũ vì thực ra họ hầu hết cũng chỉ là những người bình thường như bạn, không hề có đội ngũ kỹ thuật hay vốn để thực hiện việc bảo hành cho bạn. Tốt nhất hãy kiểm tra kỹ càng máy trước khi mua, đừng ỷ vào "cam kết bảo hành" của người bán để rồi sau này gặp rắc rối khi xảy ra tranh chấp.
Các tính năng cần kiểm tra đầu tiên là Wifi, Bluetooth, nghe gọi, màn hình của máy. Tất cả các dấu hiệu chập chờn, không kích hoạt được tính năng hoặc không bắt được sóng (trong khi thiết bị khác làm được) cần phải được kiểm tra lại kỹ càng. Màn hình của máy cũng cần được nhìn dưới nhiều góc để phát hiện ra các dấu vết của bụi, hơi ẩm, điểm ảnh chết và hiện tượng ố màu.
Có thể sử dụng 1 vài ứng dụng kiểm tra màn hình để xem chất lượng màn hình. Các ứng dụng vẽ tranh cũng sử dụng để test cảm ứng rất tốt để tránh tình trạng liệt hoặc loạn cảm ứng. Pin của máy là linh kiện rất khó kiểm tra, tuy nhiên việc xem pin có bị phồng, chân tiếp xúc có bị gỉ, ố hay không cũng phần nào chỉ ra chất lượng pin của máy.
7. "Tiền trao cháo múc"
Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ đưa tiền khi nhận được máy trong tay, không chấp nhận ứng trước hoặc đặt cọc dưới bất kỳ hình thức nào cho người bán. Tiền cầm trong tay bạn là bạn còn có quyền lựa chọn, đặt cọc hoặc ứng trước tiền là bạn đã tự "thả gà ra đuổi". Đừng mua lấy rắc rối vào mình. Địa điểm giao dịch lý tưởng nhất là ở những nơi mà bạn có thể xác nhận được nhân thân của người bán như nhà ở, cơ quan... Tuyệt đối tránh kiểu mua bán "trao tay" trên đường phố. Các quán cafe cũng là 1 địa điểm thường diễn ra các vụ giao dịch đồ cũ tuy nhiên hãy chọn địa điểm sáng sủa và yên tĩnh để tiện kiểm tra máy.
Bí quyết kiểm tra điện thoại Asus cũ trước khi mua
1. Hiển thị
Nhiều điện thoại không đi kèm hình nền mẫu trong bộ sưu tập, nhưng bạn có thể xem trước nhiều mẫu hình nền khác nhau mà thường nằm tại phần Personalize (Cá nhân) của mục Thiết lập.
Hãy quan sát mức độ sắc nét và màu sắc của màn hình điện thoại, độ sâu của những vùng tối và độ sáng của những vùng sáng hơn. Mở một tin nhắn văn bản hoặc trang web, nhìn vào mức độ sắc nét và tương phản của văn bản trong đó nhằm kiểm tra xem sao.
2. Màn hình cảm ứng
Mở ứng dụng tin nhắn văn bản và sử dụng bàn phím cảm ứng để nhập ký tự. Chú ý đến độ nhạy của bàn phím và theo dõi trong khoảng 15 giây, bạn gặp bao nhiêu lỗi khi gõ ký tự liên tục. Ngoài ra, cũng nên nghiên cứu xem bạn có gặp vấn đề nào khi thực hiện phím tắt hay không?
3. Camera
Chụp thử vài bức ảnh nhằm kiểm tra camera trên máy, xem thử kết quả ảnh chụp có sắc nét và màu sắc của bức ảnh trông như thế nào? Bạn cũng nên quay một đoạn video ngắn và xem lại ngay trên điện thoại. Nếu video đạt chất lượng sắc nét, màu sắc tươi sáng thì ngon lành rồi nha.
4. Thiết kế
Kích cỡ chiếc điện thoại khiến bạn thoải mái khi cầm nắm trên tay chứ? Máy có quá nặng hay không? Có nhét vừa túi quần không nhỉ? Đương nhiên, đây là một đặc điểm vô cùng quan trọng khi bạn chọn mua dế cưng đấy.
5. Định hướng màn hình
Hãy thử gõ một số phím trong tình trạng máy thẳng đứng và khi xoay ngang nhằm kiểm nghiệm xem màn hình có chuyển đổi dễ dàng giữa các chế độ hay không?
6. Truy cập mạng
Hãy tìm kiếm biểu tượng mạng EGDE hoặc 3G trên màn hình. Bạn nên tạm thời vô hiệu hóa chức năng dò sóng Wi-Fi để tìm hiểu khả năng truy cập mạng di động.
Với kết nối thông thường, bạn có thể mở vài trang web, quan sát xem nội dung được load nhanh chóng không? Đi tới trang YouTube và kích hoạt một số video độ nét cao nhằm test tính năng kết nối mạng trên máy.
7. Chíp xử lý
Nếu điện thoại có sẵn đoạn video mẫu, hãy khởi động ngay. Trường hợp bạn thấy chúng bị giật, chứng tỏ chíp xử lý không thực sự mạnh cho lắm. Khởi động một số ứng dụng được cài đặt sẵn và kích hoạt chức năng quay phim. Bạn cũng phải quan tâm đến thời gian từ khi bạn nhấp chọn vào icon tới khi ứng dụng bắt đầu chạy.
8. Âm thanh
Bạn nên tìm kiếm tập tin âm thanh mẫu hoặc video ca nhạc, khởi chạy bằng phần mềm nghe nhạc chuyên dụng. Cắm tai nghe vào thưởng thức để xem bộ khuếch đại âm thanh trên điện thoại hoặc chất lượng âm thanh đủ tốt hay không?
Cách bảo quản điện thoại cảm ứng đúng cách
Những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng điện thoại cũng rất quan trọng. Bạn hãy tham khảo một số kinh nghiệm sử dụng và bảo vệ điện thoại dưới đây, để luôn giữ cho chú dễ của bạn thật "long lanh".
Cần chú ý khi đút điện thoại trong túi, nếu là loại máy thẳng đủ bàn phím thì khá an toàn, yên tâm nhất là loại máy gập vỏ sò thì. Tuy nhiên, điện thoại thông minh hiện nay có màn hình cảm ứng và rất dễ bị xước. Vì vậy, trong túi của bạn không được để các vật cứng như chìa khoá, bút viết,...
Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng vỏ bọc cho điện thoại và đựng máy bên trong. Các vỏ bọc để lộ màn hình cho bạn có thể sử dụng, vì thế bạn cũng phải mua tấm dán bảo vệ màn hình riêng. Nó là một màng mỏng trong suốt dính cố định trên màn hình, và tiếp nhận liên lạc cảm ứng và ánh sáng đi qua.
Khoá màn hình cảm ứng trước khi bỏ điện thoại vào túi. Điều này không chỉ tránh hao pin mà còn tránh quay số ngoài ý muốn.
Nếu điện thoại của bạn nóng hơn khi chạm vào, thì tắt ngay nguồn và tháo pin ra. Để máy ra chỗ thoáng mát một lúc, nếu một giờ sau điện thoại hoặc pin vẫn quá nóng thì phải đem đi bảo hành. Nguyên nhân có thể do pin đã hỏng.
Tạo thói quen sạc điện thoại của bạn trước khi bạn đi ngủ. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị hết pin trong ngày làm việc
Làm sao để dùng điện thoại được lâu bền?
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ cũng như hiệu quả sử dụng của "dế" yêu. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn để làm sao sử dụng điện thoại bền hơn.
- Sạc pin
Hãy đảm bảo dế luôn được sạc đầy và hãy dùng hết pin rồi hãy sạc tiếp. Sạc pin quá sớm sẽ làm giảm tuổi thọ của pin và làm hết pin nhanh hơn.
- An toàn
Để đảm bảo an toàn, hãy kích hoạt chế độ PIN trên thẻ SIM và chế độ Phone-lock trên điện thoại để tránh bị người khác sử dụng. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp hoặc tự tìm hiểu qua sách hướng dẫn để biết được các chức năng khóa thẻ SIM và số IMEI phòng trường hợp máy bị mất cắp.
- Bảo vệ
Hãy sử dụng bàn phím hoặc chế độ tự động để khóa máy. Những cuộc gọi ngoài dự kiến có thể tiêu tốn của bạn rất nhiều tiền của cho dù chú dế của bạn vẫn ngoan ngoãn nằm trong túi xách.
- Pin
Hãy sử dụng pin một cách an toàn. Luôn sử dụng pin chính hãng. Những loại pin rẻ tiền đôi khi có thể gây nguy hiểm cho bạn.
- Vệ sinh
Không nên sử dụng các vật liệu cứng, chất tẩy rửa hay hóa chất để vệ sinh máy. Hãy lau chùi máy bằng vải mềm.
- Bao đựng
Một chiếc túi đựng sẽ giúp bảo vệ máy khỏi bụi bẩn cũng như tránh bị xước máy. Hãy chọn một chiếc bao đựng có chất lượng tốt. Những chiếc túi chất lượng kém có thể không thoát khí, giữ ẩm và làm hỏng điện thoại của bạn.
- Cất giữ
Luôn đặt chiếc điện thoại ở nơi khô ráo. Tránh những nơi ẩm ướt bởi những chỗ đó có các loại hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến các mạnh điện trong máy.
- Nhiệt độ
Để đảm bảo tuổi thọ của dế, luôn giữ máy ở nhiệt độ thường. Tránh thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột vì có thể làm hỏng máy. Bạn nên tham khảo thêm các bài viết về Điện thoại Asus để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Mua bán điện thoại Asus cao cấp, giá rẻ ở đâu?
Mua bán điện thoại Asus tại MuaBanNhanh.com để được cập nhật những thông tin về điện thoại Asus mới nhất hãy xem ngay: Điện thoại Asus cũ
Nguồn: http://muabannhanhdienthoai.com/mua-dien-thoai-asus-cu/44074
Đăng bởi Minh Thiện Tags: Chọn mua điện thoại Asus, có nên mua điện thoại asus không, có tốt không, mua bán điện thoại Asus, mua bán điện thoại cũ, Mua điện thoại Asus, Đánh giá độ bền của điện thoại Asus, Điện thoại Asus, Điện thoại Asus cũ, Điện thoại Asus của nước nào sản xuất