Siêu thị mua bán nhanh: Cách bán hàng online hiệu quả nhất
Trong thời buổi kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngày càng được đẩy mạnh và đặc biệt là loại hình bán hàng online - một phương pháp kinh doanh không còn mới nhưng sức nóng của nó vẫn không ngừng tăng cao. Vậy giữa một thị trường bán hàng online đông đảo như thế, làm cách nào để bán hàng hiệu quả nhất, khách hàng sẽ chọn bạn chứ không phải là một cửa hàng online khác?
7 Cách bán hàng online hiệu quả nhất
1/ Thu hút sự chú ý của khách hàng
Cùng một mặt hàng buôn bán, bạn làm cách nào để khách hàng chú ý và tìm đến mình? Hãy làm cho tên sản phẩm của bạn rõ ràng, súc tích và cô đọng nhất. Đừng gọi tên các sản phẩm bằng mã hàng trừ khi mã hàng đó đã nổi tiếng trong thị trường của bạn và nó là một từ khoá hữu ích.
Thêm nữa bạn nên đặt tên sản phẩm sao cho tên sản phẩm đó có chứa một từ khoá tìm kiếm hiệu quả. Và bạn phải chắc chắn sản phẩm bán trên web của bạn có ảnh minh hoạ rõ nét, hãy chụp các sản phẩm của mình từ những góc độ khác nhau, cố gắng chụp khoảng 3 hoặc 4 bức ảnh cho mỗi sản phẩm.
Khách hàng ghé thăm trang web của bạn nhờ thế có thể đánh giá sản phẩm tốt hơn dễ hình dung hơn về sản phẩm. Bằng cách nhắc đến tên của sản phẩm trong phần mô tả thật tự nhiên, bạn sẽ tăng được mật độ từ khoá.
Bên cạnh đó, phần mô tả sản phẩm cũng phải được viết một các cụ thể, rành mạch, dễ hiểu, hấp dẫn và nhất là phải mang đến lợi ích cho những người ghé qua của hàng online của bạn.
2/ Nội dung của phần quảng cáo sản phẩm phải thu hút và kích thích người đọc
Nói thế không có nghĩa là bạn dùng những lời có cánh sáo rỗng bởi nó chẳng có gì hữu ích cho khách hàng và hầu hết các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sử dụng lối viết ấy.
Thay thế vào những những từ sáo rỗng đó, bạn đã tạo nên sự phong cách cho riêng mình. Từ các nội dung quảng cáo bạn phải cho khách hàng thấy được những lý do rõ ràng và đơn giản tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn.
Lời mời chào bán hàng súc tích, mạch lạc và không sai lỗi chính tả sẽ mang đến thiện cảm cho khách hàng từ cái nhìn đầu tiên. Bên cạnh đó, những nội dung của trang web phải luôn được đổi mới và sáng tạo, bạn nên viết một blog về lĩnh vực mình kinh doanh cùng những bài báo viết về cách sử dụng sản phẩm hay dịch vụ một cách hữu ích. Bởi vì những công cụ tìm kiếm rất thích những website liên tục được update và cực kì ưu tiên những trang web này
3/Tối ưu mức giá cho sản phẩm
Bạn phải thử nghiệm các mức giá để tìm ra giá tối ưu cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Cùng một mặt hàng nhưng ở những trang web khác nhau có thể sẽ có những mức giá, chỉ khi thử nghiệm các mức giá thì bạn mới tìm ra được đâu là mức giá tối ưu.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả sản phẩm chính là điều cuối cùng khiến khách hàng đắn đo, bạn hãy khéo léo tạo ra những lời mời chào đặc biệt để tìm được giá tối ưu cho sản phẩm của mình
4/ Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Chỉ khi đặt mình vào vị trí của khách hàng bạn mới dễ dàng bán được các sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi khách hàng ghé qua trang web của bạn, người ta muốn tìm kiếm những dấu hiệu đáng tin cậy và để khiến cho khách hàng gửi gắm lòng tin nơi bạn là phải để số điện thoại có kích thước đủ lớn trên phần tiêu đề của website.
Và thêm nữa bạn hãy để cho các khách hàng biết rằng bạn lúc nào cũng sẵn thời gian dành cho việc liên lạc điện thoại, từ đó bạn sẽ dễ thuyết phục khách hàng bằng cách trực tiếp hơn là bằng những câu chữ trên trang web.
5/ Trao đổi liên kết
Mỗi ngày bạn hãy dành ra 15 phút để trao đổi link với một website. Làm việc này hằng ngày sẽ giúp bạn sớm xây dựng được một lượng lớn những link tới trang web của bạn. Những trang có độ tin cậy cao thường cung cấp những thông tin hữu ích và được cập nhât thường xuyên.
Điều này sẽ đem đến trang web của bạn thêm nhiều giá trị với những người quản lý website để họ dẫn đường link tới trang của bạn. Nếu thu hút được những trang có nội dung hấp dẫn thiết thực thì trang của bạn cũng sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến
6/ Phương thức marketing trên mạng.
Bạn có thể mang khách hàng tới website của bạn bằng cách tham gia vào các trang danh mục thương mại hay bán lẻ, khiến các công ty khác link vào trang web của bạn (qua link hai chiều), dẫn đường link tới trang của bạn sau chữ kí của bạn trên email hay hộp thoại message. Dùng link hai chiều có nghĩa là bạn đồng ý với một trang web để trao đổi link - bạn sẽ link tới trang của web kia và ngược lại.
Điều này rất tốt để website của bạn được Google xếp hạng, Google sẽ xếp hạng web của bạn cao hơn nếu những trang web trong cùng ngành link tới trang của bạn. Hãy chú ý ở từ "cùng ngành", những link của các web không nằm trong cùng ngành với bạn sẽ không có giá trị với Google.
7/ Cần cù bù thông minh
Một lời khuyên đơn giản cho bạn là “cần cù bù thông minh”. Việc tối ưu hóa trang web của bạn sẽ không có kết quả nhanh trong một hai ngày nên bạn đừng nôn nóng, mức độ thành công website của bạn phụ thuộc vào rất nhiều thứ và điều quan trọng nhất là bạn phải có sự quyết tâm cộng với sự kiên trì như vậy mới đạt được thành công.
>> Xem thêm: Siêu thị mua bán nhanh
Tránh sai lầm khi bán hàng qua mạng
Hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm triệu lượt tìm kiếm thông tin từ internet và có thể nhiều người trong số ấy đang tìm những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang chào bán. Do đó, nếu không thu hút được sự chú ý của họ thì có nghĩa là một đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm được điều ấy.
Đa số người tiêu dùng thường truy cập vào các trang web như Google, Bing hay Yahoo để gõ từ khóa mô tả sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần tìm. Nếu đường dẫn đến trang web của doanh nghiệp không xuất hiện trong trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên hoặc trang thứ hai thì làm sao người tiêu dùng biết được?
Theo Janet Attard, trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp đã mắc phải một số sai lầm sau:
1/ Nghĩ rằng khách hàng không thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin.
Những doanh nghiệp nhỏ thường có suy nghĩ rằng xây dựng một trang web là để “người có, ta cũng có” chứ chẳng tin rằng khách hàng sẽ thường xuyên ghé thăm nó.
Do đó, các doanh nghiệp này thường để cho trang web sống lắt lay với rất ít thông tin, không sử dụng các dịch vụ quảng cáo “pay per click” (trả tiền khi có khách hàng nhấp chuột vào đường dẫn kết nối tới trang web của doanh nghiệp) của các trang web tìm kiếm thông tin phổ biến như Google hay Bing nên khả năng xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm thông tin từ các trang web này tất nhiên là rất thấp.
2/ Không mặn mà với các trang web tìm kiếm thông tin.
Điều đáng ngạc nhiên là có khá nhiều doanh nghiệp không muốn địa chỉ trang web của mình xuất hiện trên các trang web tìm kiếm thông tin, mà lý do là không hiểu hết cơ chế hoạt động của các trang web tìm kiếm thông tin. Trên thực tế, các trang web tìm kiếm thông tin luôn dựa trên các thông tin dạng văn bản (text) và đối chiếu từ khóa hay cụm từ khóa mà khách hàng tìm kiếm sử dụng để hiển thị kết quả.
Do đó, để có khả năng xuất hiện cao trong các trang kết quả tìm kiếm, doanh nghiệp phải cung cấp nhiều thông tin dạng văn bản trong trang chủ (home page) của mình, tránh sử dụng nhiều hình ảnh, video hay chỉ hiển thị tên doanh nghiệp, logo và câu khẩu hiệu vì trang web tìm kiếm không xử lý loại thông tin này.
3/ Không sử dụng từ khóa chuẩn thích hợp.
Để có khả năng xuất hiện ngay trong trang kết quả, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng nhiều từ khóa chuẩn để mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình trong trang chủ, không dùng những câu văn với lời lẽ gián tiếp, xa rời tính năng của sản phẩm hay dịch vụ.
Khi đó khả năng xuất hiện trong trang kết quả của doanh nghiệp rất cao. Lưu ý là nếu doanh nghiệp không phải là một công ty nổi tiếng, khách hàng sẽ ít khi sử dụng tên của doanh nghiệp để làm từ khóa khi tìm kiếm thông tin.
4/ Mô tả về doanh nghiệp quá rườm rà và phức tạp.
Khách hàng tìm kiếm thông tin trên internet thườngrất ít kiên nhẫn. Họ mong muốn ngay khi truy cập được vào trang web của doanh nghiệp thì có thể tìm thấy câu trả lời cụ thể về tính năng, lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ và giá cả. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều đối với khách hàng nếu doanh nghiệp chỉ nói về sứ mệnh, tầm nhìn hay những cam kết chung chung trong trang đầu tiên này.
5/ Việc đặt mua hàng hay thanh toán trên trang web không dễ dàng.
Khách hàng thường phải điền vào một mẫu đăng ký thông tin dài trước khi đặt mua một món hàng nào đó trên trang web của doanh nghiệp.
Nếu quá trình xác nhận đơn hàng kéo dài và khách hàng hay gặp báo lỗi từ hệ thống khiến cho việc thanh toán không dễ dàng thì quan hệ mua bán dễ bị cắt đứt. Nên cung cấp số điện thoại để khách hàng đặt mua hàng trực tiếp trong trường hợp họ không muốn mua qua mạng.
6/ Không có cách lôi kéo khách đã ghé thùm trang web quay trở lại.
Tỷ lệ chuyển hóa khách ghé thăm trang web thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp rất khác nhau tùy theo từng trang web và sản phẩm, nhưng tính trung bình thì hiện nay tỷ lệ này chỉ khoảng 2%. Nói cách khác, 98% khách hàng ghé thăm trang web của doanh nghiệp mà không mua hàng ngay trong lần đầu tiên. Nếu khách hàng có quan tâm và đánh dấu trang web này (bookmark) thì trong tương lai khi có nhu cầu mua hàng thật sự, họ có thể dễ dàng tìm lại thông tin.
Do đó, doanh nghiệp nên tìm một lý do để đề nghị khách cung cấp số điện thoại, địa chỉ thư điện tử trước khi rời trang web. Những lý do có sức thuyết phục là đăng ký nhận bản tin miễn phí, tham dự một chương trình khuyến mãi đặc biệt hay một sự kiện quan trọng, tải một tài liệu liên quan trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng.
Qua những hoạt động đó, sau này doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để tiếp thị các sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Nguồn: http://sieuthimuabannhanh.com/sieu-thi-mua-ban-nhanh-cach-ban-hang-online-hieu-qua-nhat-90.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bán hàng online, bán hàng online hiệu quả, Cách bán hàng online, Cách bán hàng online hiệu quả nhất, Siêu thị mua bán nhanh