Yamaha Exciter 150 RC và Exciter 150 Camo nên chọn xe nào?
Phiên bản Camo ra mắt cách đây không lâu đã khiến "ông vua xe côn tay" Việt Nam Exciter trở nên đa dạng hơn nhưng đồng thời cũng khiến cho khách hàng bối rối hơn.
Mua Exciter 150: Chọn RC hay Camo?
Thị trường xe côn tay tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động với sự "tham chiến" của nhiều mẫu môtô đình đám. Trong đó, phân khúc 150 phân khối vẫn tỏ ra náo nhiệt nhất với sự cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm chính hãng lẫn nhập khẩu qua các cửa hàng tư nhân. Và ở đó, Yamaha Việt Nam đang sở hữu một thị phần không nhỏ với mẫu Exciter vốn được định hình là "vua" trên thị trường.
Mới đây, Yamaha Việt Nam bổ sung bản Camo mang đậm chất nhà binh nhằm làm phong phú thêm lựa chọn của Xe Exciter 150. Đây được coi là phương thức "hâm nóng" sản phẩm có phần giảm nhiệt sau 6 tháng ra mắt, đồng thời là động thái thăm dò khách hàng của Yamaha đối với một nước sơn xe rất cá tính, có 1-0-2 trên các xe chính hãng.
Chính sự độc đáo này đã giúp cho bản Camo tạo ấn tượng mạnh ngay khi trình làng. Song mặt khác, nó khiến không ít người tỏ ra rụt rè khi chọn mua xe nhưng lại ái ngại việc "cháy hàng" bởi đây là xe được sản xuất với số lượng giới hạn. Có xe ít người có hay an toàn với lựa chọn trung tính là bản RC là câu hỏi thường trực trong tâm trí những khách hàng tới với nhiều đại lý Yamaha vừa qua.
Mọi thông số kỹ thuật như nhau, chỉ khác duy nhất về nước sơn. Một cá tính, một truyền thống. Nếu bạn là một tính đồ thích sự mới lạ, cá tính thì hãy chọn Exciter 150 Camo. Còn nếu bạn yêu thích sự truyền thống thì Exciter 150 RC với màu sắc cơ bản là sự lựa chọn hoàn hảo. Cơ bản cả hai xe đều giống nhau về thiết kế và động cơ, cái khác biệt chẳng qua là màu sắc.
>> Xem thêm: Sự chênh lệch giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và Việt Nam
Những bước cần làm khi vừa mua xe máy mới
Dưới đây là 4 bước cơ bản mà bạn không nên bỏ qua nhằm bảo vệ chiếc xe máy mà bạn vừa mới mua.
1/ Cân nhắc dán keo xe/ lắp khung bảo vệ
Mặc dù các nhà sản xuất thường không khuyến khích người dùng dán keo nhựa trong cho xe máy, song nếu xe phải di chuyển nhiều trong nội thành đông đúc và thường xuyên phải gửi xe tại các điểm giữ xe chung, người dùng nên cân nhắc việc dán keo xe để đảm bảo độ sáng bóng và chống trầy cho xe máy. Lớp keo này hầu như vô hại với các lớp nhựa vỏ xe và có thể thay thế sau 6 tháng đến 1 năm để làm mới xe. Nếu không muốn dán keo xe, người dùng cũng có thể cân nhắc việc lắp khung bảo vệ bằng inox cho xe hay là phủ nano.
2/ Chạy rô đa:
Bản chất của việc chạy rô đa giống như quá trình “khởi động”, tạo độ mòn đều trên chi tiết trong bộ máy xe, tránh hư hỏng, cong vênh bởi ma sát khi các chi tiết chuyển động. Trong 1.000km đầu tiên, người lái xe nên tránh vận hành xe liên tục quá 1/3 độ mở tay ga. Thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, không nên giữ nguyên tay ga ở một vị trí và không nên vận hành 100% công suất xe liên tục. Người dùng cũng lưu ý không nên chạy rô đa tại chỗ.
3/ Trang bị khoá chống trộm hoặc định vị cho xe máy
Dù các hãng xe luôn cải tiến công nghệ khoá cho xe nhưng trên thực tế, chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt, các ổ khoá từ, khoá cổ, khoá nắp chìa đều có thể nhanh chóng bị vô hiệu hoá bởi kẻ gian. Trang bị khoá chống trộm và định vị cho xe sẽ khiến người sử dụng yên tâm hơn khi phải di chuyển nhiều, không thể để mắt đến xe 24/24. Nên tìm hiểu loại công nghệ khoá tiên tiến vì hầu hết các dòng khoá trên thị trường hiện nay sử dụng loại sóng RF đã khá cũ kỹ có thể bị phá khoá. Ngoài ra, để tránh việc mất mát tài sản khi bị trộm cùng với thiết bị mở khoá, người dùng nên cân nhắc việc trang bị hệ thống định vị xe giúp giám sát hành trình, dễ dàng phối hợp với cơ quan chức năng tìm lại xe.
4/ Bảo trì xe sau 1.000km đầu tiên
Sau 1.000m rốt-đa đầu tiên, người dùng nên mang xe máy đến trung tâm bảo hành chính hãng để được kiểm tra kỹ lưỡng tính ổn định của xe. Khi xe có tiếng máy nổ không đều, không ổn định, có tiếng gõ hoặc tiếng máy nghe khác lạ, công suất máy giảm rõ rệt, bạn cần phải báo cho kỹ thuật viên các trung tâm bảo dưỡng kiểm tra để chẩn đoán “bệnh” của xe. Nên chú ý các yếu tố như hệ thống điện, thay nhớt, dầu làm mát động cơ, hệ thống lọc gió, lốp xe, thắng xe, bình ắc quy,…. Các nhân viên bảo hành sẽ kiểm tra những hạng mục này nhưng bạn nên tự mình giám sát quá trình bảo trì xe để đảm bảo xe không bị thiếu mất một khâu kiểm tra nào.
>> Xem thêm: Giá xe Yamaha
Tham khảo thông tin về giá xe máy Yamaha ở đâu?
Tham khảo thông tin về giá xe máy Yamaha tại MuaBanNhanh.com website mua bán trực tuyến, nơi có hàng trăm tin đăng mua bán xe máy mỗi ngày. Xem ngay: Yamaha Exciter
Nguồn: http://muabannhanhxemay.com/yamaha-exciter-150-rc-va-exciter-150-camo-nen-chon-xe-nao/44072
Đăng bởi Tiên Tiên Tags: Exciter 150, Exciter 150 Camo, mua bán xe máy, mua bán Yamaha Exciter 150, xe Exciter, xe Exciter 150 Camo, xe máy, xe máy yamaha, xe máy Yamaha Exciter 150 Camo, xe yamaha, xe Yamaha Exciter 150 Camo, yamaha, Yamaha Exciter, Yamaha Exciter 150 Camo